Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ khác nhau như thế nào?
Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ là 2 loài gỗ quý hiếm có lịch sử lâu đời được sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên lại sở hữu đặc điểm, giá trị kinh tế và ứng dụng khác nhau. Cùng khám phá sự khác biệt giữa Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ
Khi nghe tên của 2 loài cây này, nhiều người nhầm lẫn chúng có họ hàng với nhau tuy nhiên trên thực tế Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ không có bất kỳ mối liên hệ nào ngoài việc xuất xứ từ miền Nam Ấn Độ.
Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ
Đàn hương trắng Ấn Độ (hay còn gọi là Bạch Đàn hương, Chiên đàn) nổi tiếng với nhiều danh xưng như loài cây "vàng xanh", cây sự sống hay “quốc mộc” của Ấn Độ và gắn liền với nhiều nền văn hóa, tôn giáo như Hindu giáo, Phật giáo. Điểm nổi bật khiến Đàn hương trắng Ấn Độ là loại gỗ có giá trị đắt đỏ thứ 2 trên thế giới nằm ở tinh dầu quý giá chiết xuất từ tâm gỗ mang mùi hương đặc trưng và khả năng trị liệu tuyệt vời. Đàn hương trắng Ấn Độ có ứng dụng đa dạng từ sản xuất nước hoa cao cấp, mỹ phẩm làm đẹp, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, trị liệu mùi hương, đồ thờ cúng tâm linh, thủ công mỹ nghệ,...
Tinh dầu Đàn hương trắng Ấn Độ được ví như "giọt vàng" trong giới tinh dầu
Từ xa xưa, gỗ Đàn hương trắng, với hương thơm ngọt ngào và quý phái, là loại gỗ độc đáo mà ai cũng mong muốn sở hữu, nhưng do sự khan hiếm nên thường chỉ dành cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc. Trong văn hóa Ấn Độ, Đàn hương trắng là biểu tượng của sức sống, may mắn và tài lộc. Hương thơm của Đàn hương được cho là có khả năng kết nối con người với thế giới tâm linh, do đó thường xuất hiện trong các thực hành như yoga và thiền định. Sử sách ghi nhận người Ai Cập đã sử dụng dầu gỗ Đàn hương trong quá trình ướp xác các Pharaoh, sau khi gỗ Đàn hương du nhập vào Ai Cập, Hy Lạp, La Mã từ 4000 năm trước. Ở Trung Quốc, Đàn hương trắng không chỉ được coi trọng về mặt tâm linh và phong thủy mà còn là thành phần không thể thiếu trong y học cổ truyền, được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đàn hương trắng Ấn Độ mang giá trị tâm linh sâu sắc
Đàn hương đỏ (hay còn gọi là gỗ tử đàn Ấn Độ) cũng được xem là một trong những loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao và mang ý nghĩa tâm linh, phong thủy sâu sắc. Điểm nổi bật làm nên giá trị của Đàn hương đỏ chính là phần gỗ nặng có màu đỏ tím tự nhiên với thời gian hình thành có thể mất đến hàng trăm năm. Khi ánh sáng chiếu vào, các thớ gỗ đỏ sậm như phủ lớp kim tuyến lấp lánh. Chính vì sự bền bỉ và sắc đỏ tự nhiên, Đàn hương đỏ thường được lựa chọn làm nguyên liệu trong nghệ thuật điêu khắc, tạo ra đồ thờ cúng tâm linh, thủ công mỹ nghệ,… đắt đỏ.
Đàn hương đỏ được ưa chuộng trong thủ công mỹ nghệ
Gỗ Đàn hương đỏ (được gọi là 紫檀 trong tiếng Trung) từ lâu đã được coi trọng ở Trung Quốc, đặc biệt dưới triều đại nhà Thanh. Một chiếc ghế tinh xảo làm từ gỗ Đàn hương đỏ hiện có thể được chiêm ngưỡng trong Điện Thái Hòa - Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh. Mặc dù Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gỗ Đàn hương đỏ, nhu cầu cực kỳ cao từ thị trường Trung Quốc khiến tình trạng buôn lậu loại gỗ quý này vẫn diễn ra thường xuyên, với nhiều vụ bắt giữ liên quan được ghi nhận mỗi năm.
Bảo tàng Đàn hương đỏ (gỗ tử đàn Ấn Độ) tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ khác nhau như thế nào?
Nguồn gốc và đặc tính sinh học
Đàn hương trắng
- Tên khoa học: Santalum Album L
- Thuộc chi Đàn hương (Santalum), cây họ Đàn hương
- Phân bố: chủ yếu ở Ấn Độ, Indonesia, Úc và một số nước Đông Nam Á.
- Cây bán ký sinh: Đàn hương trắng phụ thuộc vào các loài cây chủ khác để lấy chất dinh dưỡng cần thiết qua hệ thống rễ giác mút.
- Môi trường sống: Ưa vùng đất khô hạn với phổ nhiệt độ thích hợp từ 5 - 45 độ, vùng thoát nước tốt, lượng mưa ít từ 1200 - 2000mm/năm
- Kích thước: Trung bình 10-15m (có thể cao tới 20m) với đường kính lên đến 2,4 mét.
- Vỏ cây: Màu xám đen, đỏ, nâu đậm, cứng nhưng cũng rất thô ráp ở cây già và rất mỏng manh ở cây non, bên trong có màu đỏ.
- Gỗ: Gỗ dác màu trắng và không có mùi thơm, phần trung tâm là lõi gỗ có màu vàng nâu và có mùi thơm nồng nàn.
- Lá: Lá đối xứng, hình trứng thuôn dài, nhẵn.
- Hoa: Mọc thành chùm nhỏ màu đỏ, nở vào tháng 3 và kéo dài đến tháng 4.
- Quả: Là loại quả hạch.
Đàn hương đỏ
- Tên khoa học: Pterocarpus santalinus.
- Thuộc chi Pterocarpus, cây họ Đậu.
- Phân bố chủ yếu ở miền Nam Ấn Độ, châu Phi, Indonesia.
- Cây tự sinh trưởng và phát triển tốt mà không cần đến cây ký chủ
- Môi trường sống: Vùng nhiều ánh sáng và khí hậu ấm áp, không chịu được sương giá.
- Kích thước: Có thể cao đến 8 - 10m, với đường kính thân 0,5 - 1,5m
- Gỗ: Tâm gỗ có màu đỏ tươi đến nâu đỏ, vân gỗ mịn, nhưng không có hương thơm, gỗ cứng.
- Lá so le, dài từ 3 đến 9 cm.
- Vỏ cây màu xám đen.
- Hoa mọc thành chùm màu vàng.
Hương thơm
Đàn hương trắng
- Hương thơm đặc trưng, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất tinh dầu, nước hoa, mỹ phẩm và liệu pháp thư giãn mùi hương
- Hương thơm của Đàn hương trắng có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung và sự minh mẫn
Đàn hương đỏ
- Hầu như không có hương thơm.
Giá trị và ứng dụng
Đàn hương trắng | Đàn hương đỏ | |
Bộ phận sử dụng |
|
Thân gỗ là phần giá trị nhất |
Mùi hương |
Hương thơm đặc trưng ngọt ấm, nồng nàn và có thể lưu hương hàng thập kỷ |
Hầu như không có hương thơm |
Ứng dụng |
|
|
Giá trị kinh tế |
|
|
Tình trạng bảo tồn |
|
|
Thời gian thu hoạch |
12 -15 năm |
25-30 năm |
Lời kết
Bài viết này đã cung cấp kiến thức để phân biệt gỗ Đàn hương trắng và Đàn hương đỏ về các đặc tính sinh học, giá trị và ứng dụng. Mỗi loài cây đều quý hiếm và mang những giá trị riêng, tuy nhiên Đàn hương trắng vẫn chiếm ưu thế và được ưa chuộng hơn trên thị trường quốc tế do giá trị kinh tế vượt trội, thời gian thu hoạch nhanh hơn cũng như ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực.